Category Archives: Ăn Để Sống

Cách Nấu và Bảo Quản Cơm Gạo Lứt Tốt Nhất

I. CHƯNG CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT

Một chén gạo lứt ngâm với hơn một chén nước. Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước (1kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt (đã ngâm) + nước đã ngâm (không thay nước mới) + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước, Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là cơm chín.

II. CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT BẰNG CHƯNG CÁCH THỦY TRONG NỒI THƯỜNG

Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt + nước đã ngâm không thay nước mới + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi có nước, Nước trong nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín.

* Ghi chú: Khi nấu cơm thì tự mình điều chỉnh: cơm khô thì lần sau thêm nước, nhão thì lần sau bớt nước để ngon hơn.

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt

I. NGÂM GẠO

Bỏ gạo vào thao, chậu hay nồi nấu, đổ nước ngập, dùng tay xáo nhẹ vài lần (để ra cát sạn, vật dơ,…).

Ngâm trong nước (theo cân lượng) nước ấm (<400C) đúng 22 tiếng (ví dụ 10 giờ nấu thì phải ngâm gạo vạo lúc 12 giờ hôm trước), cho vào nước ngâm gạo một phần tư muỗng cà phê muối hầm.

Sau 12 tiếng, thì cách 2-3 tiếng vớt bọt một lần (để không bị nhớt hạt gạo, cơm sẽ bị chua chua và dễ thiu).

Dùng nước ngâm gạo để nấu thì cơm sẽ mềm, ngon và bổ hơn là không ngâm gạo.

II. PHÂN LƯỢNG GẠO LỨT, NƯỚC, VÀ MUỐI

Một chén gạo (chén gạo tương đương 250gr gạo) + 1,5 chén nước + một phần tư muỗng cà phê muối hầm (Chú ý:1 muỗng cà phê muối hầm khoảng 5g cho 1 kg gạo, cho muối vào trước khi nấu cơm. Không được dùng muối i-ốt và muối bọt, muối đã chế biến. Nếu khô thì thêm nước. Nếu nhão thì bớt nước. Lượng nước có thể thêm bớt tùy loại gạo).