Category Archives: Hiện Tại An Lạc

Đừng Là Một Vị Phật

Dù chúng ta học được loại Dharma nào, nếu không nhận ra chân lý tối thượng trong tâm mình, chúng ta sẽ không đạt đến sự thỏa mãn. Một trái táo là thứ bạn có thể nhìn thấy bằng đôi mắt. Chỉ nhìn thôi thì bạn không biết được mùi vị của nó. Nhưng bạn có nhìn […]

Sự Thật Về KHỔ

Này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh Đế? Sanh là khổ, Già là khổ, Bệnh là khổ, Chết là khổ, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, Năm Thủ Uẩn là Khổ.

Này chư Hiền, thế nào là Sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.

Này chư Hiền, thế nào là Già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.

Bốn Chân Lý Thánh

KHỔ ĐẾ

Sanh là khổ, Già là khổ, Bệnh là khổ, Chết là khổ

Sầu Bi Khổ Ưu Não là khổ

Mong Cầu mà không được là khổ

Yêu Thương mà phải chia lìa là khổ

Oán ghét mà phải gặp gỡ là khổ

Tóm lại, Chấp Thủ vào Năm Uẩn là khổ.

TẬP ĐẾ

Vô Minh là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Hành

Hành là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thức

Thức là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Danh Sắc

Danh Sắc là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Lục Nhập

Lục Nhập là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Xúc

Xúc là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thọ

Thọ là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Ái

Ái là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thủ

Thủ là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Hữu

Hữu là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Sanh

Sanh là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Già, Chết và Sầu Bi Khổ Ưu Não

Đây là tập khởi của toàn bộ khổ Uẩn này. 

Năm Căn Tu Tập Thiện Pháp

TÍNHành tướng của Tín

Đức vua lại hỏi tiếp:

– Các thiện pháp đầu tiên lấy GIỚI làm nơi nương tựa, đại đức có nhắc đến ngũ căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Vậy hành tướng của Tín là thế nào? Nhờ đại đức giảng rõ.

– Thứ nhất là, Tín có công năng làm cho tâm yên lặng, trong sạch (Sampasàdanalakkhana); thứ hai là, Tín có công năng làm cho tâm luôn có khuynh hướng tiến về phía trước (Sampakkhamdanalakkhana), tâu đại vương!

– Công năng thứ nhất ấy lợi ích như thế nào?

– Tâu đại vương, Tín phát sanh trong tâm rồi thì nó như cái màng chắn các bụi bặm phiền não, không cho lan vào. Các bụi bặm phiền não ấy thường dấy sinh từ năm pháp cái; tức là năm pháp che lấp, ấy là hôn trầm thụy miên, buông lung phóng đật, sân, dục và nghi. Nhờ vậy, tâm được yên lặng, trong sạch.

– Xin đại đức hãy cho ví dụ để trẫm được sáng tỏ về lợi ích ấy.

– Ví như đại vương dẫn 4 loại quân binh vượt qua một con rạch, nước bị quấy lên đục ngầu. Lúc bấy giờ đại vương muốn uống nước, bèn sai quân hầu lấy lên bình lọc nước đặt xuống lòng rạch. Bình lọc nước ấy có công năng gạn lọc tất cả bùn dơ đục vẩn, chỉ còn lại nước trong sạch như thế nào thì Tín cũng có công năng lọc sạch uế trược phiền não như thế ấy, tâu đại vương.

Bốn Niệm Xứ

Này các Tỳ kheo ! Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ ! Thế nào là Bốn?

Tỳ Kheo sống quán Thân trên Thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Thiền Quán – Thái Độ Và Quan Điểm

Đừng kỳ vọng bất cứ một thứ gì. Chỉ ngồi và quan sát những gì đang xảy ra: Ví toàn thể như là một cuộc thí nghiệm để xem nó ra sao, và không để cho mình bị phân tâm bởi lòng mong muốn một kết quả nào đó. Theo chiều hướng đó, đừng lo âu về bất kỳ cái gì xảy ra. Hãy để thiền phát triển theo chiều hướng và vận hành của nó; cho nó dạy những gì bạn muốn học. Tu tập tỉnh giác là tìm kiếm để nhìn ra sự thật như-nó-là. Dù cho có phù hợp với kỳ vọng của chúng ta hay không, tu thiền đòi hỏi sự đình chỉ tạm thời mọi định kiến và khái niệm đã có của chúng ta. Cho nên chúng ta phải tạm dẹp qua một bên tất cả những kiến giải, quan niệm, qui ước trong suốt thời gian này, bằng không chúng ta sẽ phải sẩy chân ngã xuống bởi những thứ này.

Đừng quá căng thẳng: đừng nên cưỡng ép quá mức hay tạo nên những cố gắng ngoài sức mình. Tu thiền là không thể nào hiếu động, không có sự phấn đấu vượt sức người. Chỉ để cho sự cố gắng của bạn ung dung và đều đặn.

Thiền Để Giải Thoát Chứ Không Phải Để Trở Thành “Tổ”

Xưa kia Tổ Ðạt Ma đem Thiền vào Trung Quốc với một hình thái kỳ dị chỉ nhằm mục đích giải tỏa sự chấp chặt vào văn tự Kinh điển của một số người thuở đó ưa học Phật mà không chịu tu Phật.   Ngày nay trình độ học Phật rất kém, nên ta […]

Chủ Đề Quán Niệm

Những chủ đề quán niệm được phân ra bảy loại như sau:

1. Theo dõi hơi thở trong đời sống hằng ngày: cắt ngang thất niệm và suy tưởng (hơi thở thứ nhất và thứ hai)

2. Ý thức về thân thể (hơi thở thứ ba)

3. Thực hiện thân tâm nhất như (hơi thở thứ tư)

4. Nuôi dưỡng bằng thiền duyệt (hơi thở thứ năm và thứ sáu)

5. Quán chiếu cảm thọ (hơi thở thứ bảy và thứ tám)

6. Điều phục và giải thoát tâm ý (hơi thở thứ chín, mười, mười một và mười hai)

7. Quán chiếu thực tướng vạn hữu (hơi thở thứ mười ba, mười bốn, mười lăm và mười sáu)

An Lạc – Hạnh Phúc KHÔNG Đến Từ Sự Đánh Đổi

An Lạc và Hạnh Phúc đến từ Tâm Thức. An Lạc đến từ đời sống Thiện, hành động Thiện, nói lời Thiện, suy nghĩ Thiện, có Đạo Đức. Hạnh Phúc là những hành động, lời nói Thiện và ý nghĩ Thiện, lợi mình, lợi người và lợi cho nhân sinh. Đánh đổi, chia chác là những […]