Category Archives: Gạo Lứt Muối Mè – Phương Pháp Ohsawa

Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Phương Pháp Số 7

Không được ăn và uống bất cứ thứ gì ngoài gạo lứt, muối mè và 0,75 lít nước kể trên. Đặc biệt kiêng nhất là đồ ngọt (nước ngọt, bánh kẹo, bia, rượu, nước mía, nước dừa vv…), nước đá, kem lạnh, hoa quả …


Sau thời gian ăn 100% cốc loại mà đã hết bệnh rồi (dấu hiệu của hết các loại bệnh, kể cả bệnh ung thư là 49 ngày liên tục đi đại tiện vào buổi sáng 1 lần, phân chặt và vàng tươi như trứng rán, không hề nghe mùi hôi thối, nam đi tiểu ngày tối đa 4 lần, nữ đi tiểu ngày tối đa 3 lần). Lúc này chúng ta sẽ ăn rộng ra bằng cách 70-90% cốc loại, 10-30% rau củ, 5-10% thịt (nếu không ăn chay). Tốt nhất là vẫn dùng gạo lứt, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường thì suốt đời ăn gạo lứt đỏ. Tôi sẽ viết cách chọn các loại thức ăn sao cho cân bằng âm dương ở một bài viết khác.

Phương Pháp Ăn Số 7

Do từ trước tới giờ mất cân bằng quá nhiều, nên tốt nhất là thời gian đầu ăn dưỡng sinh thì nên ăn 100% cốc loại (không ăn rau và thịt) để cơ thể nhanh lấy lại trạng thái cân bằng. Ít nhất là 3 tuần, trung bình là 7 tuần, và tốt nhất là 4 tháng để cho máu huyết thay đổi hẳn.

Để cho đơn giản khi ăn 100% cốc loại thì Ohsawa khuyên chúng ta nên chọn gạo lứt và muối mè làm thực phẩm duy nhất trong thời gian này. Đây gọi là chế độ ăn số 7, dùng để chữa tất cả các loại bệnh dù là bệnh ung thư, hoặc dùng để thanh lọc cơ thể và cân bằng thân tâm một cách nhanh nhất. Vì trong gạo lứt có đầy đủ các chất và đủ quân bình âm dương nên chẳng cần phải tính toán gì cả, trong muối mè lại có thêm cả chất béo nhưng lại khử được cholesteron trong máu nên rất yên tâm.

Cách Rang Gạo Lứt Và Đậu Đỏ Làm Nước Uống

I. CÁCH RANG GẠO LỨT LÀM NƯỚC UỐNG Rửa gạo sơ, xong rồi đổ vào chảo rang đều đến khi thấy hạt gạo nâu sẫm và có mùi thơm là đổ ra đậy lại để cho tới khi nguội, để vào lọ thủy tinh, ngày nào uống lấy ra. II. CÁCH RANG ĐẬU ĐỎ ĐỂ […]

Cách Rang Gạo Lứt Dùng Để Ăn

Nấu cơm gạo lứt chín bình thường. Xới cơm ra mâm, phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được giòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Khi cơm khô, nên cà ra để cơm rời ra từng hạt rồi chia làm 2 loại để rang: Hạt nguyên rang riêng, hạt bể rang riêng. Dùng chảo cho 1 kg muối hầm vào rang muối cho thật nóng cho đến khi muối bốc hết hơi rồi mới cho 1 vá cơm tương đương với nửa chén cơm.

Rang cơm đến khi hạt cơm phồng lên và vàng thơm thì tắt lửa, đổ ra rây sắt, rây muối xong mới cho vào chảo để tiếp tục rang lần sau, còn cơm thì cho vào thố đậy lại để đến khi nguội, số muối đã rang sẽ để dùng cho 50 lần nữa đến khi muối giảm mặn thì bỏ, lấy muối mới để rang cơm tiếp.

Cách Ăn Cơm Gạo Lứt Với Muối Mè

Khi múc cơm ra chén, không được xới cơm đều, chỉ xắn cơm trong nồi từ trên xuống dưới để lấy đủ âm dương. Ăn bao nhiêu thì xắn đủ bấy nhiêu ra chén. Để nguyên phần cơm dư ngày mai, không được xới lên.

Một chén cơm trộn đều với 4 muỗng cà phê muối mè đã nghiền. Ăn bằng muỗng cà phê, một lần ăn một muỗng cà phê cơm trộn mè, không được nhiều hơn để nhai nát cơm cho dễ. Phải nhai cho đến khi cơm thành nước và cảm thấy nước ngọt mới được nuốt và chỉ nuốt một lần, không được nuốt nhiều lần; vì nuốt nhiều lần sẽ bị khát nước.

Cách Rang Mè

I. RANG MÈ CÁCH MỘT

Mè vàng còn vỏ. Đổ mè vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không cần phải đãi nữa. Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô. Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín. Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm. (Nghiền, không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền chung với 20 muỗng mè. Phân lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.

Cách Nấu và Bảo Quản Cơm Gạo Lứt Tốt Nhất

I. CHƯNG CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT

Một chén gạo lứt ngâm với hơn một chén nước. Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước (1kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt (đã ngâm) + nước đã ngâm (không thay nước mới) + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước, Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là cơm chín.

II. CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT BẰNG CHƯNG CÁCH THỦY TRONG NỒI THƯỜNG

Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt + nước đã ngâm không thay nước mới + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi có nước, Nước trong nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín.

* Ghi chú: Khi nấu cơm thì tự mình điều chỉnh: cơm khô thì lần sau thêm nước, nhão thì lần sau bớt nước để ngon hơn.

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt

I. NGÂM GẠO

Bỏ gạo vào thao, chậu hay nồi nấu, đổ nước ngập, dùng tay xáo nhẹ vài lần (để ra cát sạn, vật dơ,…).

Ngâm trong nước (theo cân lượng) nước ấm (<400C) đúng 22 tiếng (ví dụ 10 giờ nấu thì phải ngâm gạo vạo lúc 12 giờ hôm trước), cho vào nước ngâm gạo một phần tư muỗng cà phê muối hầm.

Sau 12 tiếng, thì cách 2-3 tiếng vớt bọt một lần (để không bị nhớt hạt gạo, cơm sẽ bị chua chua và dễ thiu).

Dùng nước ngâm gạo để nấu thì cơm sẽ mềm, ngon và bổ hơn là không ngâm gạo.

II. PHÂN LƯỢNG GẠO LỨT, NƯỚC, VÀ MUỐI

Một chén gạo (chén gạo tương đương 250gr gạo) + 1,5 chén nước + một phần tư muỗng cà phê muối hầm (Chú ý:1 muỗng cà phê muối hầm khoảng 5g cho 1 kg gạo, cho muối vào trước khi nấu cơm. Không được dùng muối i-ốt và muối bọt, muối đã chế biến. Nếu khô thì thêm nước. Nếu nhão thì bớt nước. Lượng nước có thể thêm bớt tùy loại gạo).