Con rùa nói lên lời, Lời nói tự hại mình, Tuy khéo ngậm cái gậy, Mở miệng tự sát hại. Hãy thấy rõ điều này, Bậc Nhân chủ vĩ đại, Hãy nói lên vừa phải, Cẩn thận nói đúng thời. Kẻ nào nói nhiều lời, Như con rùa gặp nạn.
Cũng vậy, này Aggivessana, vương tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, chỉ có ly dục mới chứng được, sự kiện như vậy không xảy ra.
Ví như, này Aggivessana, một hòn núi lớn không xa làng hay thị trấn. Và có hai người bạn, tay trong tay đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, và đi đến hòn núi kia. Sau khi đến, một người bạn đứng dưới chân núi, còn người bạn kia leo lên đỉnh núi. Người bạn đứng dưới chân núi ấy có thể nói với người bạn đứng trên đỉnh núi: “Này Bạn thân, Bạn đứng trên đỉnh núi, Bạn thấy những gì?” Người kia nói: “Này Bạn thân, đứng trên đỉnh núi tôi thấy các vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”. Người kia nói: “Không có sự kiện này, này Bạn thân, không có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy các khu vườn khả ái, khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”.
Tôn trọng chân lý Vạn Pháp Vô Thường sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời cũng như về mối lương duyên phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài hữu hình. Con người thường sợ hãi những biến dịch đổi thay, nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Chúng ta không thể bắt dòng sông dừng lại, đó chính lại là điều kỳ diệu ý nghĩa của cuộc đời!
Khi nhận ra mọi thứ đều có thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rồi sau đó có thể điều chỉnh mình để thích nghi với thế giới. Bạn vẫn yêu mến bạn bè và người thân nhưng sẽ không đòi hỏi họ phải mãi như xưa, phải luôn đúng với quan điểm hoặc mong muốn của bạn. Bạn cảm thấy mình sống động và nhạy bén hơn với những đổi thay, nhưng bạn không phán xét truy đòi. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ bắt đầu lùi lại khi bạn biết trân trọng những khoảng khắc thay vì phiền muộn về những gì đã qua. Bạn sẽ thấy mình không còn bám chấp khi hiểu ra bản chất vô thường của mỗi xúc tình. Ngay lúc này đây, bạn chưa thể chuyển hóa xúc tình nhưng đã có thể bắt đầu kiểm soát lời nói và hành động. Bạn sẽ không nói lời nặng nề, thô lỗ và sẽ không còn thấy mình là tù nhân của xúc tình phiền não.
Này các Tỳ kheo ! Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ ! Thế nào là Bốn?
Tỳ Kheo sống quán Thân trên Thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
— Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. — Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có […]
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo:
— Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?
— Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà.
— Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!
— Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại không nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói lên những điều ấy.
Lúc còn nhỏ, bên ngoài bị ức hiếp, trật chân, nên khóc rằng: “Tôi Muốn Về Nhà!” Lúc lớn khi chịu phẫu thuật, nằm viện, chịu đau đớn, đặc biệt mỗi ngày phải đối diện với cái chết, giống như lúc nhỏ ở ngoài bị ức hiếp, câu nói đầu tiên với bác sĩ cũng […]
Đừng kỳ vọng bất cứ một thứ gì. Chỉ ngồi và quan sát những gì đang xảy ra: Ví toàn thể như là một cuộc thí nghiệm để xem nó ra sao, và không để cho mình bị phân tâm bởi lòng mong muốn một kết quả nào đó. Theo chiều hướng đó, đừng lo âu về bất kỳ cái gì xảy ra. Hãy để thiền phát triển theo chiều hướng và vận hành của nó; cho nó dạy những gì bạn muốn học. Tu tập tỉnh giác là tìm kiếm để nhìn ra sự thật như-nó-là. Dù cho có phù hợp với kỳ vọng của chúng ta hay không, tu thiền đòi hỏi sự đình chỉ tạm thời mọi định kiến và khái niệm đã có của chúng ta. Cho nên chúng ta phải tạm dẹp qua một bên tất cả những kiến giải, quan niệm, qui ước trong suốt thời gian này, bằng không chúng ta sẽ phải sẩy chân ngã xuống bởi những thứ này.
Đừng quá căng thẳng: đừng nên cưỡng ép quá mức hay tạo nên những cố gắng ngoài sức mình. Tu thiền là không thể nào hiếu động, không có sự phấn đấu vượt sức người. Chỉ để cho sự cố gắng của bạn ung dung và đều đặn.
Xưa kia Tổ Ðạt Ma đem Thiền vào Trung Quốc với một hình thái kỳ dị chỉ nhằm mục đích giải tỏa sự chấp chặt vào văn tự Kinh điển của một số người thuở đó ưa học Phật mà không chịu tu Phật. Ngày nay trình độ học Phật rất kém, nên ta […]
Những chủ đề quán niệm được phân ra bảy loại như sau:
1. Theo dõi hơi thở trong đời sống hằng ngày: cắt ngang thất niệm và suy tưởng (hơi thở thứ nhất và thứ hai)
2. Ý thức về thân thể (hơi thở thứ ba)
3. Thực hiện thân tâm nhất như (hơi thở thứ tư)
4. Nuôi dưỡng bằng thiền duyệt (hơi thở thứ năm và thứ sáu)
5. Quán chiếu cảm thọ (hơi thở thứ bảy và thứ tám)
6. Điều phục và giải thoát tâm ý (hơi thở thứ chín, mười, mười một và mười hai)
7. Quán chiếu thực tướng vạn hữu (hơi thở thứ mười ba, mười bốn, mười lăm và mười sáu)
You must be logged in to post a comment.