Nghiệp Không Có Nghĩa Là Tiền Định Định Mệnh

Khi ta nói về  nghiệp “của tôi”, đó thực sự là một chu trình không có tự tánh. Nghiệp không phải là tội và hình phạt, dầu nó có vẻ là như thế, và là quan niệm được nhận định rộng rãi. Nhiều quan điểm mà chúng ta bám chặt vào, đã ăn sâu vào tâm thức đến nỗi rất khó để ta chấp nhận điều gì quá khác biệt. Thực sự ra nghiệp chỉ có nghĩa là hành động.

Vào thời đức Phật còn tại thế, ở Ấn Độ người ta đã hiểu như thế. Để thức tỉnh người nghe về nghiệp thực sự là gì, đức Phật đã nói: “Nghiệp, này các tỷ kheo, ta bảo là sự chủ tâm”. Đầu tiên, nghiệp phát khởi trong tâm, rồi chuyển ra thành lời, thành hành động. Đức Phật đã cho nghiệp một định nghĩa mới, vì nó thường bị hiểu lầm, bị coi đó là tiền định, định mệnh.

 

Có nhiều vị thầy vào thời đức Phật cũng đã dạy như thế, nhưng đức Phật bác bỏ điều này, xem đó là tà kiến, là quan điểm sai lầm, để đưa đến các quả bất thiện. Tuy nhiên, quan điểm xem nghiệp như là tiền định, định mệnh vẫn còn phổ biến vào thời này cũng như ở thời đức Phật còn tại thế. Nó thường được phát biểu như sau: “Đó là nghiệp của tôi. Tôi không thể làm được gì”. Đó là niềm tin dại khờ nhất mà ta có thế chấp vào, vì ta đã đặt trọng trách của việc chủ tâm vào điều mơ hồ nào đó mà ta cũng chẳng rõ. Nói cách khác, ta không muốn chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình, là điều sai lầm thường xảy ra.

Khó gặp được người có trách nhiệm hơn là Vô trách nhiệm. Phần đông nếu không thành công trong cuộc đời, họ không muốn chịu trách nhiệm cho việc đó. Từ sự bất hạnh của mình, họ đã nảy sinh ý nghĩ về một số phận đã được định sẵn. “Tôi có thể làm gì được chứ? Đâu phải lỗi tại tôi, là do nghiệp của tôi mà ra” . Vậy nhưng gì công phu tu tập có thể mang đến đầu Vộ nghĩa? Đức Phật đã nói: “Nếu đúng là như thế, thì đâu cần sống có giới hạnh cũng không cần phải được giác ngộ”. Đó là tà kiến mà ta trước hết phải nhanh chóng gạt bỏ ra khỏi sự suy nghĩ của mình, nếu ta muôn trau dồi đời sống tâm linh.