Category Archives: Cảm Nhận Quanh Ta

Tầm Nhìn

Cũng vậy, này Aggivessana, vương tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, chỉ có ly dục mới chứng được, sự kiện như vậy không xảy ra.

Ví như, này Aggivessana, một hòn núi lớn không xa làng hay thị trấn. Và có hai người bạn, tay trong tay đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, và đi đến hòn núi kia. Sau khi đến, một người bạn đứng dưới chân núi, còn người bạn kia leo lên đỉnh núi. Người bạn đứng dưới chân núi ấy có thể nói với người bạn đứng trên đỉnh núi: “Này Bạn thân, Bạn đứng trên đỉnh núi, Bạn thấy những gì?” Người kia nói: “Này Bạn thân, đứng trên đỉnh núi tôi thấy các vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”. Người kia nói: “Không có sự kiện này, này Bạn thân, không có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy các khu vườn khả ái, khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”.

Chấp Nhận Sự Thay Đổi

Tôn trọng chân lý Vạn Pháp Vô Thường sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời cũng như về mối lương duyên phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài hữu hình. Con người thường sợ hãi những biến dịch đổi thay, nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Chúng ta không thể bắt dòng sông dừng lại, đó chính lại là điều kỳ diệu ý nghĩa của cuộc đời!

Khi nhận ra mọi thứ đều có thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rồi sau đó có thể điều chỉnh mình để thích nghi với thế giới. Bạn vẫn yêu mến bạn bè và người thân nhưng sẽ không đòi hỏi họ phải mãi như xưa, phải luôn đúng với quan điểm hoặc mong muốn của bạn. Bạn cảm thấy mình sống động và nhạy bén hơn với những đổi thay, nhưng bạn không phán xét truy đòi. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ bắt đầu lùi lại khi bạn biết trân trọng những khoảng khắc thay vì phiền muộn về những gì đã qua. Bạn sẽ thấy mình không còn bám chấp khi hiểu ra bản chất vô thường của mỗi xúc tình. Ngay lúc này đây, bạn chưa thể chuyển hóa xúc tình nhưng đã có thể bắt đầu kiểm soát lời nói và hành động. Bạn sẽ không nói lời nặng nề, thô lỗ và sẽ không còn thấy mình là tù nhân của xúc tình phiền não.

Lá Cây Rừng

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo:

 — Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?

— Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra! 

— Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại không nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói lên những điều ấy. 

Nghiệp Đến Như Núi Lỡ

Nghiệp đến như núi lỡ ! Nghiệp gieo đến thời trỗ quả được ví như trái cây chín trên cành, đến thời rụng thì vô phương ngăn cản. Không Phật Trời, Bồ Tát hay Thần Thánh cứu giúp nếu là Nghiệp Bất Thiện. Chỉ có bản thân người hành Nghiệp, ý thức Nghiệp thiện hay […]

Lấy Chánh Pháp Làm Ngọn Đèn

— Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.

— Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo Sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay : Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng: “Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”, hay “Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta”, thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Động Và Chủ Thể

Hãy để cho mọi việc xảy ra, hãy để cho dòng sống tự diễn tiến thì sẽ có niềm vui, có sự hoan lạc – như vậy sẽ không thất vọng bao giờ, bởi vì ngay từ đầu bạn chẳng trông đợi bất kỳ cái gì. Bất kỳ cái gì tới cũng đều tốt, đều được hoan nghênh. Không có thất bại cũng chẳng có thành công. Cái trò thành, bại đã bị loại bỏ rồi. Mặt trời ban sáng đánh thức bạn dạy, tối thì trăng hát ru cho bạn ngủ. Cảm thấy đói thì bạn ăn, và cứ thế mãi. Đó là điều các thiền sư vẫn ngụ ý khi họ nói: Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ và chẳng có gì khác phải làm cả.

Mà tôi cũng không nói bạn không hoạt động. Tôi không nói bạn đừng đi làm; tôi không nói đừng kiếm cơm; tôi không nói hãy từ bỏ thế gian và ăn bám vào người khác và trở thành kẻ bóc lột. Không, hoàn toàn không phải. Nhưng đừng cho đó là làm. Đúng vậy, khi đói bạn phải ăn, và bạn phải đổ mồ hôi để kiếm cơm – nhưng chỉ có việc làm mà không có người làm.

Sự Dính Mắc

Có một lần, một tỳ kheo đến gặp tôi và nói rằng anh ta là một thiền giả thứ thiệt. anh xin phép ở lại tu viện với tôi và hỏi thăm về thời khỏa biểu sinh hoạt và tiêu chuẩn tu hành tại đây. Tôỉ giải thích với anh rằng trong tu viện này, chúng ta sống dựa vào Luật Tạng, đó là giới luật của người xuất gia do Đức Phật đề ra, và nếu anh muốn đến tu với chúng tôi, anh cũng phải từ bỏ tiền bạc cùng với những áo tu trước và thuốc men của anh. Anh bảo với tôi rằng đường lối tu hành của anh là “không dính mắc vào mọi quy ước”.

Tôi nói với anh là tôi không hiểu những gì anh ta nói. “Cứ để tôi ở lại đây,” anh yêu cầu, “và để tôi giữ tất cả tiền bạc của tôi nhưng không dính mắc vào đó. Tiền bạc chỉ là mọt quy ước thôi. Tôi nói, “Dĩ nhiên là được. Nếu anh có thể ăn muối mà không thấy mặn thì anh có thể sử dụng tiền mà không bị dính mắc vào.”. Đúng là nói chuyện viễn vông.