Sự Dính Mắc

Có một lần, một tỳ kheo đến gặp tôi và nói rằng anh ta là một thiền giả thứ thiệt. anh xin phép ở lại tu viện với tôi và hỏi thăm về thời khỏa biểu sinh hoạt và tiêu chuẩn tu hành tại đây. Tôỉ giải thích với anh rằng trong tu viện này, chúng ta sống dựa vào Luật Tạng, đó là giới luật của người xuất gia do Đức Phật đề ra, và nếu anh muốn đến tu với chúng tôi, anh cũng phải từ bỏ tiền bạc cùng với những áo tu trước và thuốc men của anh. Anh bảo với tôi rằng đường lối tu hành của anh là “không dính mắc vào mọi quy ước”.

Tôi nói với anh là tôi không hiểu những gì anh ta nói. “Cứ để tôi ở lại đây,” anh yêu cầu, “và để tôi giữ tất cả tiền bạc của tôi nhưng không dính mắc vào đó. Tiền bạc chỉ là mọt quy ước thôi. Tôi nói, “Dĩ nhiên là được. Nếu anh có thể ăn muối mà không thấy mặn thì anh có thể sử dụng tiền mà không bị dính mắc vào.”. Đúng là nói chuyện viễn vông.

Dòng Sông Hạnh Phúc

Lòng Từ Bi yêu thương được ví như một dòng sông lớn. Múc nước sông hạnh phúc tưới tràn ruộng đồng cây cối, mang lại sức sống, niềm vui hạnh phúc cho vạn vật. Có ai thấy một dòng sông bị khuyết vì một gàu nước được “cho” đi ? Không bởi vì thế mà […]

Những Cái Nồi

Đức phật đã dùng một ẩn dụ để nói những loại người khác nhau. Đức phật đã so sánh những người lắng nghe ngài với bốn loại nồi khác nhau.

Loại thứ nhất bị thủng ở đáy. Khi người ta đổ nước vào, nước lập tức bị chảy ra. Những người vừa nghe thấu tai này đã ra tai kia.

Loại thứ hai có vết rạn. Khi đổ nước vào, nước cũng dần dần thấm ra ngoài. Loại người này khi rời khỏi chỗ ngồi ra đến cửa là đã quên ngay. 

Loại thứ ba là loại đã đầy đến tận miệng. Đây là những người luôn nói: “Tôi biết, tôi hiểu rồi” những người này hoăc là không lắng nghe hoặc những điều họ nghe thấy chẳng có ảnh hưởng gì. Ta có thể chế thêm bất cứ thứ gì, nhưng họ đã đầy những quan điểm riêng những hiểu biết riêng của họ. 

Ba Bức Tượng

Một vị vua nọ nhận được vật tiến cống là ba bức tượng vàng. Ba bức tượng này có bề ngoài giống hệt nhau, trọng lượng không mảy may hơn kém. Nhà vua hỏi: “Trong ba bức tượng này, bức nào tốt hơn, quý hơn?”. Một viên đại thần túc trí tâu: “Lấy một cây rơm, xỏ vào từ lỗ tai, xem nó ra đường nào là biết.”

Ở bức tượng, thứ nhất cọng rơm từ tai trái và ra ở tai phải. Bức thứ hai cọng rơm từ tai trái nhưng lại chui ra miệng. Ở bức thứ ba, cọng rơm cũng vào từ tay trái rồi rơi vào bụng, không ra.

Nhà vua vỡ lẽ nói:

– Ta hiểu rồi, bức tượng thứ ba quý nhất.

Tại sao vậy ? Thực ra điều này rất giống với cuộc sống của chúng ta. Trong thế giới ồn ào quá mức ngày nay, quá nhiều ngôn từ, thông tin, câu chuyện, đạo lý mà chúng ta nghe thấy vào tai trái sang tai phải, đó là tình hình của tuyệt đại đa số người, hầu như chẳng ai đưa chúng vào đầu.

Khả Năng Thu Phục Lòng Người

Khả năng tạo niềm hưng phấn ở những người cùng làm việc, phát huy những ưu điểm mạnh nhất ở một con người bằng cách nhìn nhận, tán thưởng và khuyến khích họ.

Không có cách nào giết chết ước mơ và nỗ lực phấn đấu của con người bằng thái độ và những lời chỉ trích của cấp trên. Tôi không bao giờ chỉ trích một ai. Tôi tin tưởng vào việc tạo động lực cho mọi người làm việc. Điều này làm cho tôi luôn luôn mong muốn khen ngợi người khác và không thích làm tổn thương thêm những lỗi lầm của họ. Nếu tôi thích thú một điều gì đó, tôi sẽ luôn luôn động viên, khuyến khích bằng tất cả sự chân thành và hưởng ứng nhiệt tình nhất của mình.

Trong suốt cuộc đời mình tôi chưa từng gặp người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự ủng hộ của người khác.

 Charles Schwab.

Hãy Là Chính Mình

Hãy xem chúng ta hiện nay, rất nhiều quan điểm đạo đức được rao giảng trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều sự khen thưởng thực ra là thấp hơn lằn ranh của đạo đức. Thí dụ, rất nhiều nơi bầu chọn người con hiếu thảo, khen ngợi rằng người con đó hiếu thảo […]

Cuộc Đời Mỗi Con Người Nằm Trong Tay Chính Chúng Ta

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, có một chàng trai trẻ đánh cược với ông lão khôn ngoan, anh cầm con chim non trong tay và nói:

– Thưa bậc trí giả, cụ đã có thể đoán được mọi thứ, vậy xin cụ cho biết, con chim non yếu ớt trong tay cháu đã chết hay còn sống?

Chàng trai trẻ chắc mẩm mình sẽ nắm phần thắng. Anh nghĩ nếu ông lão nói là sống, thì anh chỉ cần bóp nhẹ ngón trỏ, con chim non sẽ chết; nếu ông lão nói con chim đã chết anh thả lòng bàn tay ra và con chim sẽ bay lên; ông lão nhất định sẽ thua. 

Ông lão thủng thẳng nói với anh một câu, đó là: “Sự sống chính ở trong tay anh

Ba Yêu

Con gọi bằng bố vì con nhớ khoảng năm 2000 con có làm một bài thơ (do gọi ý của ông thầy trưởng khoa về việc con ông này hay gọi ba là anh), con thêm vào một từ bố “anh Bố”, con thấy rất thích và rất yêu từ này Ba ơi! Con chép lại bài thơ này.

BA-MẸ

 

Từ lúc con chào đời

Bập bẹ tiếng đầu tiên

Con gọi người

“BA”… “MẸ”

Không phải ngẫu nhiên

Trùng hợp

Người sinh ra thốt lời thiên hạ

Nói đầu đời vẫn tiếng

“MẸ” … “BA”