Cách Rang Mè

I. RANG MÈ CÁCH MỘT

Mè vàng còn vỏ. Đổ mè vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không cần phải đãi nữa. Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô. Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín. Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm. (Nghiền, không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền chung với 20 muỗng mè. Phân lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.

Cách Nấu và Bảo Quản Cơm Gạo Lứt Tốt Nhất

I. CHƯNG CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT

Một chén gạo lứt ngâm với hơn một chén nước. Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước (1kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt (đã ngâm) + nước đã ngâm (không thay nước mới) + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước, Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là cơm chín.

II. CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT BẰNG CHƯNG CÁCH THỦY TRONG NỒI THƯỜNG

Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt + nước đã ngâm không thay nước mới + muối để vô tô và đặt tô này vào nồi có nước, Nước trong nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 30 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi đợt hai 30 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín.

* Ghi chú: Khi nấu cơm thì tự mình điều chỉnh: cơm khô thì lần sau thêm nước, nhão thì lần sau bớt nước để ngon hơn.

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt

I. NGÂM GẠO

Bỏ gạo vào thao, chậu hay nồi nấu, đổ nước ngập, dùng tay xáo nhẹ vài lần (để ra cát sạn, vật dơ,…).

Ngâm trong nước (theo cân lượng) nước ấm (<400C) đúng 22 tiếng (ví dụ 10 giờ nấu thì phải ngâm gạo vạo lúc 12 giờ hôm trước), cho vào nước ngâm gạo một phần tư muỗng cà phê muối hầm.

Sau 12 tiếng, thì cách 2-3 tiếng vớt bọt một lần (để không bị nhớt hạt gạo, cơm sẽ bị chua chua và dễ thiu).

Dùng nước ngâm gạo để nấu thì cơm sẽ mềm, ngon và bổ hơn là không ngâm gạo.

II. PHÂN LƯỢNG GẠO LỨT, NƯỚC, VÀ MUỐI

Một chén gạo (chén gạo tương đương 250gr gạo) + 1,5 chén nước + một phần tư muỗng cà phê muối hầm (Chú ý:1 muỗng cà phê muối hầm khoảng 5g cho 1 kg gạo, cho muối vào trước khi nấu cơm. Không được dùng muối i-ốt và muối bọt, muối đã chế biến. Nếu khô thì thêm nước. Nếu nhão thì bớt nước. Lượng nước có thể thêm bớt tùy loại gạo).

Động Và Chủ Thể

Hãy để cho mọi việc xảy ra, hãy để cho dòng sống tự diễn tiến thì sẽ có niềm vui, có sự hoan lạc – như vậy sẽ không thất vọng bao giờ, bởi vì ngay từ đầu bạn chẳng trông đợi bất kỳ cái gì. Bất kỳ cái gì tới cũng đều tốt, đều được hoan nghênh. Không có thất bại cũng chẳng có thành công. Cái trò thành, bại đã bị loại bỏ rồi. Mặt trời ban sáng đánh thức bạn dạy, tối thì trăng hát ru cho bạn ngủ. Cảm thấy đói thì bạn ăn, và cứ thế mãi. Đó là điều các thiền sư vẫn ngụ ý khi họ nói: Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ và chẳng có gì khác phải làm cả.

Mà tôi cũng không nói bạn không hoạt động. Tôi không nói bạn đừng đi làm; tôi không nói đừng kiếm cơm; tôi không nói hãy từ bỏ thế gian và ăn bám vào người khác và trở thành kẻ bóc lột. Không, hoàn toàn không phải. Nhưng đừng cho đó là làm. Đúng vậy, khi đói bạn phải ăn, và bạn phải đổ mồ hôi để kiếm cơm – nhưng chỉ có việc làm mà không có người làm.

Sự Dính Mắc

Có một lần, một tỳ kheo đến gặp tôi và nói rằng anh ta là một thiền giả thứ thiệt. anh xin phép ở lại tu viện với tôi và hỏi thăm về thời khỏa biểu sinh hoạt và tiêu chuẩn tu hành tại đây. Tôỉ giải thích với anh rằng trong tu viện này, chúng ta sống dựa vào Luật Tạng, đó là giới luật của người xuất gia do Đức Phật đề ra, và nếu anh muốn đến tu với chúng tôi, anh cũng phải từ bỏ tiền bạc cùng với những áo tu trước và thuốc men của anh. Anh bảo với tôi rằng đường lối tu hành của anh là “không dính mắc vào mọi quy ước”.

Tôi nói với anh là tôi không hiểu những gì anh ta nói. “Cứ để tôi ở lại đây,” anh yêu cầu, “và để tôi giữ tất cả tiền bạc của tôi nhưng không dính mắc vào đó. Tiền bạc chỉ là mọt quy ước thôi. Tôi nói, “Dĩ nhiên là được. Nếu anh có thể ăn muối mà không thấy mặn thì anh có thể sử dụng tiền mà không bị dính mắc vào.”. Đúng là nói chuyện viễn vông.

Dòng Sông Hạnh Phúc

Lòng Từ Bi yêu thương được ví như một dòng sông lớn. Múc nước sông hạnh phúc tưới tràn ruộng đồng cây cối, mang lại sức sống, niềm vui hạnh phúc cho vạn vật. Có ai thấy một dòng sông bị khuyết vì một gàu nước được “cho” đi ? Không bởi vì thế mà […]

Những Cái Nồi

Đức phật đã dùng một ẩn dụ để nói những loại người khác nhau. Đức phật đã so sánh những người lắng nghe ngài với bốn loại nồi khác nhau.

Loại thứ nhất bị thủng ở đáy. Khi người ta đổ nước vào, nước lập tức bị chảy ra. Những người vừa nghe thấu tai này đã ra tai kia.

Loại thứ hai có vết rạn. Khi đổ nước vào, nước cũng dần dần thấm ra ngoài. Loại người này khi rời khỏi chỗ ngồi ra đến cửa là đã quên ngay. 

Loại thứ ba là loại đã đầy đến tận miệng. Đây là những người luôn nói: “Tôi biết, tôi hiểu rồi” những người này hoăc là không lắng nghe hoặc những điều họ nghe thấy chẳng có ảnh hưởng gì. Ta có thể chế thêm bất cứ thứ gì, nhưng họ đã đầy những quan điểm riêng những hiểu biết riêng của họ. 

Ba Bức Tượng

Một vị vua nọ nhận được vật tiến cống là ba bức tượng vàng. Ba bức tượng này có bề ngoài giống hệt nhau, trọng lượng không mảy may hơn kém. Nhà vua hỏi: “Trong ba bức tượng này, bức nào tốt hơn, quý hơn?”. Một viên đại thần túc trí tâu: “Lấy một cây rơm, xỏ vào từ lỗ tai, xem nó ra đường nào là biết.”

Ở bức tượng, thứ nhất cọng rơm từ tai trái và ra ở tai phải. Bức thứ hai cọng rơm từ tai trái nhưng lại chui ra miệng. Ở bức thứ ba, cọng rơm cũng vào từ tay trái rồi rơi vào bụng, không ra.

Nhà vua vỡ lẽ nói:

– Ta hiểu rồi, bức tượng thứ ba quý nhất.

Tại sao vậy ? Thực ra điều này rất giống với cuộc sống của chúng ta. Trong thế giới ồn ào quá mức ngày nay, quá nhiều ngôn từ, thông tin, câu chuyện, đạo lý mà chúng ta nghe thấy vào tai trái sang tai phải, đó là tình hình của tuyệt đại đa số người, hầu như chẳng ai đưa chúng vào đầu.

Khả Năng Thu Phục Lòng Người

Khả năng tạo niềm hưng phấn ở những người cùng làm việc, phát huy những ưu điểm mạnh nhất ở một con người bằng cách nhìn nhận, tán thưởng và khuyến khích họ.

Không có cách nào giết chết ước mơ và nỗ lực phấn đấu của con người bằng thái độ và những lời chỉ trích của cấp trên. Tôi không bao giờ chỉ trích một ai. Tôi tin tưởng vào việc tạo động lực cho mọi người làm việc. Điều này làm cho tôi luôn luôn mong muốn khen ngợi người khác và không thích làm tổn thương thêm những lỗi lầm của họ. Nếu tôi thích thú một điều gì đó, tôi sẽ luôn luôn động viên, khuyến khích bằng tất cả sự chân thành và hưởng ứng nhiệt tình nhất của mình.

Trong suốt cuộc đời mình tôi chưa từng gặp người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự ủng hộ của người khác.

 Charles Schwab.