Khi chạm vào vách núi, gió sẽ đổi hướng và quay đầu lại; cố gắng, cẩn thận, đỡ từng cây cỏ mà nó vừa xô nghiêng đứng lên. Con người thường không được như vậy, mỗi khi va vào nghịch cảnh, phần đông chỉ nghĩ đến nỗi đau và khó khăn của mình, ít ai […]
Thật là hi hữu thay, thật là vi diệu thay ! Đức Phật Sakya Gotama, Đức Thế Tôn như người lật lên những gì bị che đậy, chỉ dường cho người lạc lối, mang đèn vào trong bóng tối cho những ai có mắt có thể thấy sắc! Từ nay cho đến mạng chung, con […]
Này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh Đế? Sanh là khổ, Già là khổ, Bệnh là khổ, Chết là khổ, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, Năm Thủ Uẩn là Khổ.
Này chư Hiền, thế nào là Sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.
Này chư Hiền, thế nào là Già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.
KHỔ ĐẾ
Sanh là khổ, Già là khổ, Bệnh là khổ, Chết là khổ
Sầu Bi Khổ Ưu Não là khổ
Mong Cầu mà không được là khổ
Yêu Thương mà phải chia lìa là khổ
Oán ghét mà phải gặp gỡ là khổ
Tóm lại, Chấp Thủ vào Năm Uẩn là khổ.
TẬP ĐẾ
Vô Minh là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Hành
Hành là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thức
Thức là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Danh Sắc
Danh Sắc là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Lục Nhập
Lục Nhập là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Xúc
Xúc là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thọ
Thọ là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Ái
Ái là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Thủ
Thủ là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Hữu
Hữu là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Sanh
Sanh là nhân là duyên là chủng là tập khởi của Già, Chết và Sầu Bi Khổ Ưu Não
Đây là tập khởi của toàn bộ khổ Uẩn này.
Này các Tỳ kheo ! Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ ! Thế nào là Bốn?
Tỳ Kheo sống quán Thân trên Thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
1. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
2. Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
3 Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Với người mới học, ban đầu niệm rõ trong tâm pháp đếm số mà bắt đầu từ số nhỏ từ một đến năm và đếm trở lại, không được chỉ đếm đến ba hay bốn. Số lớn hơn là đếm từ một đến mười rồi đếm ngược lại, không được đếm đến tám, chín.
Hỏi: – Nếu đếm chỉ đến ba hay bốn thì có gì không tốt?
Đáp: – Nếu hơi thở bị thúc ép thì khó điều khiển được tâm, như trong chuồng có quá nhiều bò đang chen chúc lấn ép nhau thì chúng sẽ phá chuồng để ra. Nếu đếm đủ mười thì thân thể thoải mái như chuồng rộng rãi. Chuồng rộng thì bò được nuôi dưỡng dễ dàng.
Con gọi bằng bố vì con nhớ khoảng năm 2000 con có làm một bài thơ (do gọi ý của ông thầy trưởng khoa về việc con ông này hay gọi ba là anh), con thêm vào một từ bố “anh Bố”, con thấy rất thích và rất yêu từ này Ba ơi! Con chép lại bài thơ này.
BA-MẸ
Từ lúc con chào đời
Bập bẹ tiếng đầu tiên
Con gọi người
“BA”… “MẸ”
Không phải ngẫu nhiên
Trùng hợp
Người sinh ra thốt lời thiên hạ
Nói đầu đời vẫn tiếng
“MẸ” … “BA”
Hãy cho mình một phút giây bình yên ! để hiểu rằng, ta thật ngốc biết bao khi lúc nào cũng lo âu, hối hả. Hãy học cách im lặng ! để nhận ra, ta đã nói quá nhiều. Hãy tử tế ! để biết rằng, những gì ta đánh giá người khác là quá […]
Khách hàng tìm đến bạn bởi vì họ có được sự giúp đỡ, chứ không phải vì họ có tiền. Bạn tìm đến khách hàng vì họ mang đến những nhu cầu thiết thực, chứ không phải vì bạn cần tiền.
Khi ta nói về nghiệp “của tôi”, đó thực sự là một chu trình không có tự tánh. Nghiệp không phải là tội và hình phạt, dầu nó có vẻ là như thế, và là quan niệm được nhận định rộng rãi. Nhiều quan điểm mà chúng ta bám chặt vào, đã ăn sâu vào tâm thức đến nỗi rất khó để ta chấp nhận điều gì quá khác biệt. Thực sự ra nghiệp chỉ có nghĩa là hành động.
Vào thời đức Phật còn tại thế, ở Ấn Độ người ta đã hiểu như thế. Để thức tỉnh người nghe về nghiệp thực sự là gì, đức Phật đã nói: “Nghiệp, này các tỷ kheo, ta bảo là sự chủ tâm”. Đầu tiên, nghiệp phát khởi trong tâm, rồi chuyển ra thành lời, thành hành động. Đức Phật đã cho nghiệp một định nghĩa mới, vì nó thường bị hiểu lầm, bị coi đó là tiền định, định mệnh.
Hôm đó tôi tới nhà tù để hướng dẫn khóa thiền sớm hơn thường lệ vì có một tù nhân muốn gặp tôi thưa chuyện. Anh ta là một người to lớn vạm vỡ, râu tóc bù xù, hai cánh tay xăm đầy, mặt thì nhiều vết thẹo chứng tỏ thuộc loại anh chị đâm thuê chém mướn. Hình dáng của anh khá dễ sợ khiến tôi thắc mắc không hiểu tại sao anh lại muốn đến học thiền, vì nó không hợp với anh chút nào. Đương nhiên là tôi đã nghĩ sai.
Anh nói trước đây vài ngày có một việc xảy ra làm anh hoảng sợ hết hồn. Anh kể sơ quá khứ hồi nhỏ lớn lên tại những khu phố du đãng vùng Belfast. Anh biết đâm nhát dao đầu tiên vào lúc bảy tuổi. Khi đó anh bị một đứa học trò lớn hơn ăn hiếp, bắt anh phải đưa cho nó số tiến trong túi để ăn trưa. Anh không chịu. Tên kia bèn rút ra một con dao dài. Hỏi lại anh lần nữa có chịu đưa tiền cho nó không? Anh nghĩ tên này chỉ hăm dọa nên nhất định không đưa. Không ngờ tên du côn này không thèm hỏi lần thứ ba, nó cắm ngay con dao vào tay anh, rồi rút ra bỏ đi tỉnh bơ.
Đức Phật nói: “Ta Là Phật Đã Thành, Chúng Sanh Là Phật Sắp Thành“ Tồn tại trong mỗi con người là Tâm Phật sáng suốt từ vô thỉ, do kết tập những thói quen mê đắm mà xa dần, đánh mất Tâm Phật. Mỗi lúc gặp ai đó, ta luôn chắp tay cúi đầu, vái […]
— Thử xem với trường hợp nào thì nước mắt là nguồn chữa trị ; phải chăng khi một người khóc vì mẹ mất hay người đó khóc vì cảm nhận được sự thật? — Xin thưa ! Nước mắt trong trường hợp đầu là nước mắt hoen ố và nóng bỏng với dính mắc, […]
You must be logged in to post a comment.